Những điều cần biết về một logo độc quyền 2020.
Khi nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển, để có được hiệu quả cao nhất từ việc quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng, nâng tầm thương hiệu. Chính vì vậy, lợi ích của việc Đăng ký logo độc quyền có vài trò vô cùng quan trọng góp phần giúp các doanh nghiệp đảm bảo được những mục tiêu to lớn nêu trên.
Đăng ký logo độc quyền (hay còn gọi là đăng ký nhãn hiệu độc quyền; đăng ký thương hiệu độc quyền) là một thủ tục, quy trình thực tiện tại Cục sở hữu trí tuệ để được bảo hộ theo quy định của pháo luật. Khi logo (nhãn hiệu) được bảo hộ độc quyền sẽ mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp nói riêng và chủ sở hữu nhãn hiệu nói chung:
Đăng ký logo độc quyền mang lại những lợi ích gì?
Thủ tục đăng ký logo độc quyền mang lại cho các chủ thể những lợi ích như sau:
- Việc đăng ký logo độc quyền là căn cứ để cá nhân/ doanh nghiệp xác lập quyền của mình với logo. Chủ thể sở hữu có toàn quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho…
- Sau khi logo nhận được sự bảo hộ của pháp luật (tức là đã có văn bằng bảo hộ) có thể giảm thiểu tối đa được các hành vi đạo nhái logo, sử dụng logo không xin phép của các đối tượng lợi dụng uy tín của doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đó.
- Lợi ích từ việc đăng ký logo độc quyền còn bao gồm cả tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác quảng cáo sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng hơn, tiền đề để tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng từ đó phát triển doanh nghiệp.
- Logo tạo ra được sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau, giúp khách hàng phân biệt được các sản phẩm, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
Trên đây là những lợi ích từ việc đăng ký logo độc quyền cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
>>Xem thêm: 6 Lý do vì sao thiết kế Logo quan trọng với doanh nghiệp.<<Click Ngay
Ngoài ra, việc đăng ký còn mang lại những lợi ích khác như sau:
Đăng ký logo độc quyền sẽ được pháp luật bảo vệ
Đăng ký logo độc quyền nhằm đảm bảo thiết lập hàng rào pháp luật vững chắc, tạo cơ hội phát triển doanh nghiệp cũng như phát triển thương hiệu, yên tâm đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Khi một thương hiệu/logo/nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ đôc quyền thì sẽ không có cá nhân, tổ chức nào được phép xâm phạm kể cả việc “nhái lại” tương tự. Phạm vi bảo hộ phụ thuộc vào nhóm hàng hóa, dịch vụ mà chủ sở hữu yêu cầu và cũng là căn cứ để xử lý các trường hợp xâm phạm, củng cố thế mạnh thương hiệu
Xây dựng, quảng bá và củng cố thương hiệu/nhãn hiệu
Sau khi thương hiệu/nhãn hiệu/logo được bảo hộ, chủ sở hữu có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo, chào hàng với các đối tác mà không lo về việc có xâm phạm tới bên khác hay không hoặc có gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác trong phạm vi lãnh thổ đăng ký.
Logo độc quyền của doanh nghiệp được pháp luật quy định thế nào ?
Bản chất thuật ngữ “logo thương hiệu” khách hàng hay sử dụng để gọi tên “nhãn hiệu”. Thuật ngữ “logo thương hiệu” không được quy định trong bất cứ văn bản pháp lý nào, mà đó là cách gọi thực tế của thuật ngữ “nhãn hiệu” của nhiều người.
Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Cơ sở pháp lý cho việc đăng ký logo độc quyền
Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
Một nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ khi đáp ứng được khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu nói chung và với đăng ký logo độc quyền nói riêng được thực hiện theo quy định theo các bước từ Điều 108 đến Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Điều 108. Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
- Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.
- Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 114. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
- Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
Quy trình thường trải qua khi đăng ký logo độc quyền
Bước 1: Thiết kế logo đảm bảo khả năng đăng ký độc quyền
Tại bước này, quý khách hàng có thể tự thiết kế logo/thuê đơn vị chuyên về thiết kế logo/sử dụng dịch vụ kết hợp của các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý đăng ký logo.
Bước 2: Soạn và hoàn thiện hồ sơ đăng ký logo
Tại bước 2, Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Tờ khai đăng ký logo theo mẫu;
– 10 mẫu logo theo yêu cầu như nêu trên;
– Giấy ủy quyền (nếu thuê đơn vị ngoài đăng ký logo thương hiệu);
– Chứng từ nộp lệ phí.
– Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/Giấy tờ khác có giá trị tương đương.
Bước 3: Quy trình đăng ký logo độc quyền tiếp theo là theo dõi thủ tục xử lý đơn tại cơ quan có thẩm quyền
Quý khách hàng cần lưu ý các mốc thời gian sau đây để kịp thời phúc đáp cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu:
– Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng
– Thời gian công bố đơn: 02 tháng
– Thời gian thẩm định nội dung: 09 tháng
Bước 4: Nhận kết quả từ Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi hoàn tất thủ tục và đóng lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp bằng trong khoảng thời gian từ 02 – 03 tháng.
Đến với tianmarketing bạn không cần phải lo lắng về việc đăng ký logo độc quyền cho doanh nghiệp vì chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề này cho bạn .Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm của tianmarketing sẽ thực hiện dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho bạn. Chúng tôi tự hào là đơn vị dẫn đầu về số lượng đơn nhãn hiệu đăng ký tại Việt Nam hàng năm. Hỗ trợ 100% các tài liệu có liên quan đến việc đăng ký .
LIÊN HỆ NGAY!
LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ